Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiểu Luận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiểu Luận. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Cài đặt font Time New Roman mặc định để làm tiểu luận trong word Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Khi làm tiểu luận nhất và với các bạn sinh viên thì font Time New Roman và size 13 là định dạng font mà các bạn thường sử dụng nhất. Tuy nhiên khi bắt đầu soạn thảo trên nền word mới thì font mặc định  không phải lúc nào cũng là Time New Roman mà bạn phải chọn tất cả chữ rồi chọn font lại.
Bài viết này hướng dẫn bạn cài font mặc định là Time New Roman trong các tài liệu mà bạn làm
Thực hiện trong Word
Trong menu Home các bạn tìm đến ô font bạn click vào mũi tên nhỏ phía dưới, góc phải của ô font.
Vào hộp thoại cài đặt Font



Một bảng Font hiện ra các bạn chọn tab font, chọn font chữ mà bạn muốn cài làm mặc địnhTại mục font style các bạn chọn kiểu chữ (kiểu in đậm, in nghiêng, hay thường).
Tại mục size bạn chọn cỡ chữ mặc định theo quy định thường là 13 hoặc 14 đối với văn bản hành chính, tiếp theo các bạn nhấn Set as default
Cài đặt font Time New Roman mặc định để làm tiểu luận trong word
Cài đặt font Time New Roman mặc định để làm tiểu luận trong word

Một bảng câu hỏi hiện ra bạn chọn All documents based on the Normal template để chọn làm mặc định cho các văn bản khác.
Cài đặt font Time New Roman mặc định để làm tiểu luận trong word
Cài đặt font Time New Roman mặc định để làm tiểu luận trong word

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Những lỗi hình thức trình bày thường gặp trong chuyên đề môn học IUH, tiểu luận Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Khi làm nhóm mình thường nhận nhiệm vụ rất cao cả. Chỉnh sửa lại tiểu luận của nhóm, làm powerpoint và thuyết trình :v riết rồi giống ôm show và đặc biệt là khi làm nhóm trưởng còn ôm dữ nữa.
Khi sửa tiểu luận (bài hoàn chỉnh) mà mình vẫn lỗi rất nhiều. Sau đây mình xin nhấn mạnh cho các bạn trình bày lại cho khoa học

Màu bìa từng bậc học: Không nhắc nữa... các bạn lên khoa xem thông báo nhe nhiều bạn không để ý sai mắc lại lại bìa tốn tiền in lại bìa. Còn Màu bìa của ĐH chính quy là màu trắng.


1. Các tiêu đề (Level)

CHƯƠNG 1-2-3 (tiêu đề cấp - Level 1): IN ĐẬM, CHỮ IN HOA, SIZE 16 (không phải 13 hoặc 14 nhé) - Tuyệt đối không dùng chữ số la mã
Nhào vào là đánh 1.1 luôn (2 chữ số là tiêu đề cấp 2 - Level 2): CŨNG IN ĐẬM, CHỮ IN HOA, NHƯNG SIZE 14 THÔI
1.1.1 (3 chữ số - tiêu đề cấp 3): Chữ thường, in đậm và in nghiêng, size 13
1.1.1.1 (4 chữ số - tiêu đề cấp 4): chữ bình thương. size 13

VD: Nhớ size: 16 - 14 - 13 - 13IN - IN - nghiêng - thường, ĐẬM - ĐẬM - đậm - thường
CHƯƠNG 1:
TIÊU ĐỀ CẤP 1 SIZE 16
1.1TIÊU ĐỀ CẤP 2 SIZE 14 (IN ĐẬM – CHỮ IN)
1.1.1 Tiêu đề cấp 3 size 14 (in đậm – chữ thường)
1.1.1.1 Tiêu đề cấp 4 size 13 (in đậm – nghiêng)

Lưu ý: khi đã dùng tới level 4 nếu muốn dùng nữa thì dùng chữ cái a,b,c không được dùng a,b,c tùy tiện khi chưa để level 4
------------------------------------------------------

2. Trích nguồn tài liệu tham khảo không đạt yêu cầu

Cách ghi Tài liệu tham khảo: chỉ liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự tham khảo để thực hiện BCTN/LVTN/CĐTN và được ghi theo thứ tự ABC với chuẩn là tên tác giả. Cụ thể như sau:
Nếu là sách:
Họ tên tác giả, tên sách (chữ nghiêng), Nhà xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội, Tp.HCM, 2009.
Nếu là bài báo trong tạp chí hoặc tập san:
Họ tên tác giả, tên bài báo (trong ngoặc kép), tên tạp chí (in nghiêng), số tạp chí, kỳ và năm xuất bản.
Ví dụ: TS. Phạm Xuân Lan, “Các nhận tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối với sản phẩm nước chấm tại TP.HCM”, tạp chí ĐH Công nghiệp Tp.HCM, số 2 kỳ tháng 03-2011).
Nếu là tài liệu từ internet:
Họ tên tác giả, tên tài liệu (trong ngoặc kép), tên cơ quan (nếu có), ngày tháng năm phát sinh dữ liệu, <đường dẫn tài liệu>
Ví dụ: Trần Sĩ Chương, “Lợi thế cạnh tranh chỉ có nhờ mô trường kinh doanh tốt, ngày 09/08/2007, http://www.saga.vn/Nghiencuutinhhuong/3440.saga

Lỗi này thường gặp là 

  1. Lỗi thứ 1 trích link web, các bạn chỉ dán 1 đoạn link vào thôi mà không có tên người xuất bản, tiêu đề bài viết, ngày đăng...vv đây là lỗi không chuyên nghiệp.
  2. Lỗi thứ 2 là trích nguồn tài liệu không theo thứ tự
  3. Lỗi thứ 3 là tài liệu là sách thì sắp xếp theo tên của tác giả theo a,bc... Còn tác giả là người nước ngoài thì sắp xếp theo Họ (Vì người nước ngoài - Anh, Mỹ - Họ viết sau)

-------------------------------------------------

3. Lỗi dấu chấm, phẩy và kí tự đầu dòng:

Lưu ý: Dấu chấm phải phải dích vào kí tự phía trước và cách kí tự sau 1 khoảng trắng:
VD: Rèn luyện tư duy, Blog chia sẻ kiến thức về rèn luyện trí tuệ và tư duy logic (ĐÚNG)
Rèn luyện tư duy , Blog chia sẻ kiến thức về rèn luyện trí tuệ và tư duy logic (SAI)

> Nên dùng kí tự đầu dòng thống nhất cho toàn bộ tiểu luận. Cân nhắc có nên thục đầu dòng hay không và khoảng cách từ khi thục đầu dòng với kí tự đầu tiên cho bài tiểu luận nhìn cân đối không thục ra thục vô.

---------------------------

4. Đánh số trang

Trong bài thì đánh số trang bắt đầu từ LỜI MỞ ĐẦU và kết thúc là KẾT LUẬN - mục lục không đánh số trang, từ trang bìa lót bắt đầu đánh số la mã thường (i, ii, iii)
Xem file hướng dẫn: http://www.slideshare.net/phunghuynh931102/huong-dan-chuyen-de-mon-hoc-iuh

---------------------------------------------------------

5. Ghi sai phương pháp nghiên cứu


----------------------------------------------------

6. Ghi sai phần kết cấu chuyên đề hoặc tiểu luận:

Nếu chuyên đề, tiểu luận bạn có 3 chương thì kết cấu tiểu luận bạn sử dụng câu thì sử dụng câu thần chú sau:
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo bài nghiên cứu được chia làm 3 phần chính như sau:
Đã từng có giáo viên bắt bẻ rồi các phần còn lại để đâu, các bạn sẽ bí không trả lời được

------------------------------------------------------

7. Vị trí đặt, Cách sắp xếp thứ tự của Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình và làm phụ lục các phần này

Không hướng dẫn thêm các bạn tham khảo trong slide cách trình bày
Lỗi này thường gặp là các bạn sắp xếp không theo trình tự từng loại chớ không sắp xếp theo trang thứ tự
Lưu ý trích nguồn, tên biểu đồ, hình ảnh cho đầu đủ đúng vị trí đúng cú pháp
Nó còn quy định về màu chữ, các dấu đóng ngoặc mở ngoặc bạn cực kì lưu ý.

----------------------------------------------------

8. Lời cám ơn.

Phần này nên tự viết không được copy sẳn và chỉnh lại cám ơn đại trà và viết bằng sự biết ơn, chỉ cám ơn những người nào thực sự giúp đỡ mình trong công việc làm chuyên đề và nhớ cám ơn về việc gì cụ thể 1 chút.

----------------------------------------------------------

9. Điều cần lưu ý sau cùng trước khi nộp


Những lưu ý trên đây nằm trong chuyên mục chuyên đề để hỗ trợ các bạn: CHUYÊN ĐỀ
Dưới đây là một số thứ cần lưu ý của mình cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
Mọi ý kiến phải hồi đóng góp vui lòng nhận xét vào khung bình luận bên dưới

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chỉnh Sửa File Word Chuyên Đề Môn Học IUH Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Lúc này là 03h 20/10/2014 vừa làm xong chuyên đề môn học. Nhân tiện đó mình viết bài này để thêm 1 vài lưu ý cho các bạn.
Đối với những bài chuyên đề môn học của bạn bè hoặc download từ internet bận lấy về chỉnh sửa số liệu thì đặc biệt phải lưu ý thêm.

Các bước thực hiện kiểm tra thông tin file word:

1. Bạn mở file word chuyên đề môn học của mình.
2. Vào file > Info. Bạn sẽ phát hiện một vài thông số mà mình cần sửa đổi đấy nếu không cẩn thận bãn sẽ chết chắc đấy.
Properties (thuộc tính):
Bạn quan tâm các thông số sau:
Total Editing Time: Đây là tổng thời gian bạn mở file word và chỉnh sửa ở đây của mình là 384 phút làm hơn 7 tiếng @.@~
Last Modified: Đây là thời gian chỉnh sửa lần cuối cùng của mình là hôm nay 2h34p sáng
Created: ngày tạo: của mình là mới làm hôm qua lúc 11h19p
Last Printed: Lần in sau cùng: vào 20/06/2015 lúc 10h57p.
Những Điều Cần Lưu Ý Về File Word Chuyên Đề Môn Học IUH


Mở thông tin file word lên chúng ta phát hiện được nhiều thứ. Giảng viên chấm bài mà có file word sẽ kiểm tra cái này, ở đây của mình bất ổn nhất là Last Printed: 20/06/2014 chuyên đề môn học mới bắt đầu tháng 9 mà đã có lần in vào tháng 6 tức nhiên là đã qua sử dụng chỉnh sửa lại =)) bị lật hết tẩy..... Do đó bạn nào lấy bài người khác mà bắt gặp tháng 3 tháng 6 hay cũ hơn là dễ bị DIE lắm nhe cho nên các bạn lưu ý. Giáo viên chấm điểm mà xem cái này là biết tủ bạn ngay.

Khắc phục: Mở bài word của bạn lên nhấn Ctrl + A sau đó nhấn Ctrl + N để mở 1 cái word mới. Paste (hoặc nhấn Ctrl + V) vào word mới và save lại. Đặt lại tên theo cú pháp tên bạn + MSSV + Mã Học Phần.... Rồi xem info lại chúng ta sẽ thấy:
Những Điều Cần Lưu Ý Về File Word Chuyên Đề Môn Học IUH
Nhìn vào info cũng thấy đều bất ổn là tổng thời gian chỉnh sửa làm bài là 0 phút.. Siêu nhân thiệt do chúng ta mới xóa mọi vết tích của nó rồi thôi như vậy cũng tạm ổn .......Còn ngon hơn thì các bạn mở cái cái file đó cỡ 5h là được 300p nhìn vào thầy sẽ đánh giá em này có đầu tư thời gian 5h để làm cái bài này thì nó có uy tín hơn chứ 0 phút là thấy có "tiểu phẩu" rồi =))

Cách ghi phương pháp nghiên cứu chuyên đề môn học IUH

Cách ghi phương pháp nghiên cứu chuyên đề môn học IUH
Hiện nay có nhiều bạn làm tiểu luận trong phân phương pháp nghiên cứu thì sử dụng các từ ngữ nghe có vẻ hợp lý và trong vô cùng khoa học nhưng thực sự thì sai....Nếu được bắt bẻ thì các bạn chết chắc tuy nhiên khi nhìn lại nhiều bài chuyên đề thì khoảng 90% là sai rồi VD như mình lấy từ một bài chuyên đề môn học được 8.5đ nhé!

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp cơ bản là diễn dịch - phân tích và diễn giải dữ liệu, sử dụng những cơ sở lý thuyết căn bản từ môn học quản trị rủi ro. Đồng thời kết hợp với các phương pháp như: tổng hợp, so sánh, tư duy logic..
Như thế là sai hoàn toàn nhé. Tuy nhiên các bạn để ý khi đi học thạc sỹ thì những ông thầy mới biết mấy cái đó sai thôi - mấy thầy chia sẻ lại. Ở Việt thì chỉ có những phương pháp nghiên cứu bên dưới thôi nhé các bạn chọn cái nào phù hợp với mình. Mình chia sẻ lại thôi chứ chưa chắc mình cao điểm hơn cái bạn làm ko đúng quan trọng là học thêm cái mới để làm chuyên đề tốt nghiệp hoặc cao thêm và cũng ko biết qua môn ko tính hình số liệu chặc vặt và chế ko ak hjx hjx..

OK!...

Hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học gồm các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (thực tiễn) và nghiên cứu lý thuyết.

1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và các quy luật của đối tượng.

1.1 Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián ti

1.2 Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng.

1.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học

Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.

1.4 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

1.5 Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.

2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.

2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

2.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.

2.3 Phương pháp mô hình hóa

Là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng.

2.4 Phương pháp giả thuyết

Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng.

2.5 Phương pháp lịch sử

Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Trong Học Tập [IUH] Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Mục đích mình viết ra bài này thứ nhất cũng xem như là Bộ nguyên tắc hay nội quy khi làm việc nhóm, nói chung mình cũng khá dễ tính nên khi làm nhóm thường "ôm show" hơi nhiều từ công đoạn tìm tài liệu, phân công, tổng hợp sửa lỗi, làm tiểu luận làm powerpoint đến công việc thuyết trình cũng phải nhào vô. Theo mình thì công việc của một nhóm trưởng là quản lý, tổng hợp và đôn đốc tổng thể. Do đó, nhóm trưởng nên phân công cho tất cả cho các viên còn lại. Nếu tiểu luận có 5 phần thì nhóm trưởng nên phân công cả 5 phần cho thành viên còn lại vì công việc tổng hợp lại là vất vả nhất và chưa chắc các bạn đã làm đúng hết và công việc sửa chữa lại là nhóm trưởng. Và nhóm trưởng phải là người hiểu biết nhất về cái tổng thể của nhóm.
Đối với nhóm làm việc chung lần đầu tiên:

Liên bằng điện thoại:

Về nhắn tin: Thông tin của tin nhắn sẽ bao gồm:
Tên của bạn, tên môn học, thời gian học + địa điểm học (Phụng - Quản Trị Tài Chính- 9h-A1.02)<...........nội dung bạn muốn nhắn............> .Nếu bạn và người đó đã biết nhau từ trước và có lưu số điện thoại của nhau thì thông tin này vẫn cần thiết.

Có đôi lúc mình quản lý tới 3 4 nhóm cũng trên 7 8 thành viên mà đa phần là bạn mới lần đầu tiên làm việc với nhau - nhắn tin mà ko giới thiệu tên và môn học nên thường mình phải hỏi lại tốn nhiều thời gian.
Vì không phải lúc nào người đó cũng biết và lưu số điện thoại của bạn và biết bạn là ai? Nêu trước khi trao đổi thông tin bằng tin nhắn thì bên giới thiệu một vài thông tin để người nhận tin nhắn hình dung ra bạn là ai để cuộc trò truyện dc diễn ra.
Về điện thoại cũng lưu ý cũng cung cấp thông tin như trên trước (Tên của bạn, tên môn học, thời gian học + địa điểm học) khi bắt đầu nói chuyện. Nếu bạn còn liên lạc với người đây thường xuyện thì hãy nhắc nhở người đấy lưu số bạn lại và cảm ơn, để lần trò chuyện tiếp theo hiệu quả hơn.
Về thời gian gọi điện thì nên trước 23h còn muộn quá thì nhắn tin. Xin lỗi trước mỗi cuộc điện thoại quá khuya, quá đột xuất nhé.

Email:

Đầu tiên sẽ gởi danh sách nhóm: Họ tên + MSSV + SĐT + Email và đề tài cho cả nhóm. <thường làm ngay tuân đầu tiên khi có danh sách để quản lí nhóm đồng thời cũng giữ thông tin thành viên trên Email để khi cần tiện liên lạc>
1. Phân công công việc: 
Trong bảng phân công bạn cần lưu ý là phải có dàn bài (Mục lục) và tên từng người làm phần nào đó
Thời hạn cuối để gởi email lại phần phân công khuyến kích làm sớm gởi sớm. Trong bảng phân công cũng cần có thông tin của tất cả các thành viên khác như Tên + MSSV + Email + SĐT Vì các phần bạn phân chia có liên quan đến thành viên khác thì họ có thể liên lạc với nhau để tiện trao đổi thông tin. Và nhất là nhóm trưởng làm phải in đậm và tô sáng thông tin của mình. Bạn nên dùng tính năng CC (carbon copy) để gởi cho nhiều thành viên để họ còn biết bạn gởi cho bao nhiêu người và biết email của nhau.
Nhóm trưởng thông thường là người chọn đề tài và phân chia bố cục (có thể thông nhất nhóm trước). Do đó trước khi chọn đề tài thì thử tìm kiếm đề tài của mình có dễ kiếm tài liệu hay không? hoặc đã có bài tiểu luận mẫu để dựa vào và phát triển thêm về bố cục nội dung. Và cần gởi tài liệu hoặc link tài liệu đó cho các thành viên tham khảo để hoàn thành phần được giao thuận lợi. 
Lưu ý là bài phân công nên soạn trên word để đính kèm khi gởi mail để cho các bạn tải về lưu trữ và đừng quên copy nội dung phân công trong word đó vào phần nội dung email để các bạn xem trực tiếp khi truy cập email ta làm 2 phần này
2. Về phần chủ đề còn gọi là tiêu đề thư: 
Cần có Tên của bạn, tên môn học, gởi cho ai <để nhóm biết tài mail chứa gì khi vừa mới đọc tiêu đề thư>. VD: Phụng - QTCL - gởi cho Văn A
Phần nội dung thư cũng rất quan trọng bạn cần ghi thêm nội dung bạn làm phần gì?
muốn người nhận email lưu ý phần nào trước hoặc đóng góp gì thêm không?
và dòng cuối cùng bạn nên để lại một số thông tin về bạn như Họ tên, SĐT, MSSV để người đó tiện liên lạc với bạn khi cần thông tin trao đổi thêm.
3. Tập tin (file) đính kèm: 
Tốt nhất thì có tên của bạn + môn học + phần bạn được phân công.
VD Phung_QTTC_chuong3.docx
để cho họ nhận được nhiều email của mọi người download xuống thì họ còn phân biệt là file của ai? môn học gì? làm phần nào? tránh tình trạng tên file 1.docx giống như 1 file rác.

4. Gởi và nhận mail: 
Đối với nhóm trưởng khi gởi phân bằng email cho các thành viên xong thì nên nhắn tin hoặc gọi điện thoại cho các thành viên biết nhiệm vụ và nhắc nhở thời gian check mail đã được giao và nhấn mạnh thời gian hoàn thành để đảm bảo tiến độ.

Đối với các thành viên khi nhận được phân công thì phải trả lời "tôi đã phận được phân công" để nhóm trưởng kiểm soát được ai đã nhận và đã đọc thành công. Một yếu tố chủ quan nào đó mà nhóm trưởng lỡ nhập sai email của bạn mà không nhận được email trả lời của bạn họ sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác minh để tránh trường hợp bạn không nhận được email nhưng họ nghĩ đã gởi cho bạn và bạn không làm và gởi lại cho họ.

Cần dành một khoảng thời gian 2 đến 3 tuần để tổng hợp - sửa chữa tài liệu trên do đó nhóm trưởng phải phân công sớm và kiểm soát thời hạn deadline của tiểu luận hay thuyết trình của nhóm mình tránh rủi ro vừa kể trên.

Tài Chính:

Trong hoạt động nhóm thì nhóm trưởng là người tốn kinh phí cá nhân thường là nhiều hơn: như chi phí điện thoại, nhắn tin, in hoặc photo tài liệu được thầy giao cho nhóm đến các thành viên. Nếu phát sinh đáng kể thì nhóm trưởng nên liệt kê tờ khai chi phí tất cả những khoản tiền mà bản thân và các thành viên khác đã chi cho nhóm và chia lại.

Bạn biết rằng trong một công ty hay chỉ là đội nhóm thì công bằng chính là một trong những yếu tố cực kì quan trọng. 

Lưu ý thêm: Trong nhóm nên có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký. Nhiệm vụ của thư ký là nắm bắt các lịch trình như hạn cuối nộp bài, tiểu luận, thi giữa kỳ, những căn dặn mà thầy nói cho nhóm để nhắc nhở nhóm trưởng làm để đảm bảo và tránh bỏ xót thông tin. Quản lý nhóm và kiểm soát thông tin thành viên cho nhóm trưởng do đó nhiệm vụ của thư ký là nhắc nhở nhóm trưởng và động viên các thành viên khác đảm bảo tiến độ

Nếu có thời gian mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng google group một trong những công cụ làm email nhóm hiệu quả mà gần như 99% chúng ta không sử dụng đến mà toàn sử dụng email các nhân rồi share pass.

Bạn nên cần có 1 công cụ gì đó để quản lí thời gian, list danh sách làm việc trong học kỳ.

Bạn nên cài Email ở chế độ tự động trả lời email, hoặc để thông tin cá nhân bạn tự động như email, sđt vv dưới chân email.


Dưới đây là một số bài viết hướng dẫn các bạn làm tiểu luận:

Chuyên mục: Hướng Dẫn Trình Bày Tiểu Luận - Chuyên Đề chuẩn Báo Cáo Tốt Nghiệp

Kết: Trên đây là kinh nghiệm của mình thông qua làm việc nhóm trong suốt 4 năm qua. Với những bạn đã là nhóm chung từ lâu thì những vấn đề trên thì các bạn đã quen thuộc với nhau rồi, Tuy nhiên nếu là một nhóm mới hoàn toàn thì bạn sẽ gặp khá nhiều rối khi bạn không quản lý tốt, trên đây là những kinh nghiệm cá nhân mà mình chia sẻ lại nó cũng là một trong những tố chất mà một nhà quản trị nên có để đảm bảo công bằng, quyền lơi và nghĩa vụ cho từng thành viên.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Thực Trạng Hoạt Động Marketing Của Ngân Hàng Techcombank Chi Nhánh Quận Gò Vấp Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
2. Bộ máy tổ chức. 10
3. Cơ sở vật chất, kĩ thuật và công nghệ 11
3.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật. 11
3.2 Công nghệ. 12
4. Chức năng và nhiệm vụ. 13
5. Tình hình kinh doanh trong những năm qua. 14
5.1 Hoạt động huy động vốn. 14
5.2 Hoạt động sử dụng vốn. 14
5.3 Hoạt động đầu tư. 15
5.4 Lãi suất và thu lãi thuần. 16
5.5 Hoạt động kinh doanh ngoại hối. 16
5.6 Hoạt động dịch vụ và thu phí. 16
5.7 Hoạt động dịch vụ. 16
5.8 Kết quả kinh doanh. 17
5.9 Khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. 17
5.10 Về cổ tức. 18
6. Điểm mạnh và điểm yếu 18
6.1 Điểm mạnh. 18
6.2 Điểm yếu. 22
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH QUẬN GÒ VẤP. 25
1. Phân tích môi trường Marketing. 25
1.1 Môi trường vĩ mô. 25
1.1.1 Chính trị - pháp luật. 25
1.1.2 Kinh tế. 25
1.1.3 Văn hóa- xã hội. 26
1.1.4 Công nghệ. 27
1.1.5 Yếu tố tự nhiên. 28
1.2 Môi trường vi mô. 28
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh. 28
1.2.2 Khách hàng. 28
1.2.3 Người cung ứng. 29
1.2.4 Đối thủ tiềm ẩn. 29
1.2.5 Sản phẩm thay thế. 29
1.3 Cơ hội và thách thức. 30
1.3.1 Cơ hội 30
1.3.4 Thách thức. 33
2. Thực trạng marketing 38
2.1 Phân tích chất lượng dịch vụ 38
2.1.1 Khách hàng cá nhân 38
2.1.2 Khách hàng doanh nghiệp 41
2.2 Phân tích chính sách giá 42
2.2.1 Lãi suất tiền gửi 42
2.2.2 Lãi suất tham chiếu 47
2.2. Phân tích chính sách giá 50
2.3 Phân tích hệ thống phân phối 63
2.4 Phân tích hoạt động xuất tiến hỗn hợp: 67
2.4.1.Hoạt động quảng cáo 67
2.4.2 Hoạt động khuyến mại 67
2.4.3 Hoạt động quan hệ công chúng 68
2.4.4 Hoạt động marketing trực tiếp 69
2.5 Phân tích nguồn nhân lực 70
2.5.1 Thành công trong cách dùng người cửa Techcombank. 70
2.5.2 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 71
2.5.3 Thêm phúc lợi trọng người tài 72
2.5.4  Tình hình nhân sự của ngân hàng Techcombank chi nhánh quận Gò vấp. 75
2.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ: 76
2.7 Phân tích quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ 76
2.8 Điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động marketing tại ngân hàng Techcombank 79
2.8.1 Điểm mạnh 79
2.8.2 Điểm yếu 79
2.9 Cuộc khảo sát 81
2.9.1 Tổng quan về cuộc nghiên cứu 81
2.9.2 Kết quả nghiên cứu 86
2.9.3 Kiểm định Chi-Square 120
2.9.4 Ma trận SWOT 123
PHẦN 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI NH TECHCOMBANK CHI NHÁNH QUẬN GÒ VẤP GIAI ĐOẠN 2015-2020 128
1. Mục tiêu 128
2. Giải pháp 128
2.1 Chiến lược sản phẩm, dịch vụ 128
2.2 Chiến lược định giá. 130
2.2.1 Mục tiêu. 130
2.2.2  Chính sách. 130
2.3 Chiến lược phân phối. 131
2.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp. 131
2.5 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 132
2.6 Chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ. 132
2.7 Chiến lược hoàn thiện quy trình cung cấp. 132
2.8 Giải pháp hỗ trợ khác. 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Nội Dung Tiểu Luận Môn Quản Trị Tài Chính Iuh - thầy Nguyễn Tấn Minh Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014



1.     QUY ĐỊNH CHUNG

      Đề án môn học được thực hiện theo nhóm tối đa 10 sinh viên.
      Danh sách nhóm và tên công ty mà nhóm chọn làm tiểu luận lập trên 1 trang giấy A4 và nộp cho giảng viên vào tuần thứ 2 của môn học.
      Nhóm tiểu luận phải trình bày tiểu luận trước lớp bắt đầu từ tuần thứ 4 trở đi, thời gian thuyết trình từ 10 đến 15 phút cho mỗi nhóm. Nhóm nào trình bày sớm sẽ có điểm +.
      Trong buổi thuyết trình các thành viên trong nhóm ngồi thành nhóm, sau khi kết thúc thuyết trình mỗi một nhóm các nhóm còn lại cử đại diện nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm vừa thuyết trình. Sinh viên có câu hỏi riêng hay, nhận xét đánh giá trung thực về thuyết trình của nhóm khác sẽ có điểm +.
      Để buổi thuyết trình của nhóm thành công các nhóm tự lập kịch bản sao cho phù hợp với đề án của mình và hấp dẫn người nghe.
      Bài tiểu luận các nhóm thực hiện trên giấy A4 (tối đa 40 trang) để nộp cho giảng viên trong tiểu luận có danh sách nhóm đánh theo vần (từ A đến Z ) 

2.     ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH

Đối tượng trong phân tích tài chính doanh nghiệp gồm các báo cáo tài chính sau:
      Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
      Bảng cân đối kế toán
      Bảng lưu chuyển tiền tệ
      Thuyết minh báo cáo tài chính
3.      NỘI DUNG:  Gồm 4 chương
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY A
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.     Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty
1.1.2.     Định hướng phát triển công ty trong tương lai
1.2. Tình hình hoạt động chung của công ty
1.2.1.     Giới thiệu ngành nghề hoạt động 
1.2.2.     Các sản phẩm 
1.3. Cơ cấu tổ chức
1.3.1.     Sơ đồ tổ chức
1.3.2.     Nhiệm vụ các phòng ban
1.3.3.     Phòng tài chính trong công ty
1.4. Nêu vị trí, chức năng và vai trò tài chính trong công ty 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tình hình tài chính
2.1.1.   Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
2.1.2.   Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
2.1.3.   Mục tiêu phân tích
2.1.4.   Nhiệm vụ và nội dung phân tích
2.1.4.1   Nhiệm vụ phân tích
2.1.4.2   Nội dung phân tích
2.1.5. Phương pháp phân tích
2.1.5.1.   Phân tích theo chiều ngang
2.1.5.2.   Phân tích theo chiều dọc
2.1.5.3.   Phân tích theo sơ đồ dupont
2.2. Giới thiệu tài liệu phân tích
2.2.1 Bảng cân đối kế toán
2.2.1.1   Khái niệm 
2.2.1.2   Thành phần của bảng cân đối kế toán
2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.2.1.   Khái niệm 
2.2.2.2.   Thành phần 
2.2.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ
2.2.3.1   Khái niệm 
2.2.3.2   Thành phần
2.2.4. Giới thiệu thuyết minh báo cáo tài chính
2.2.4.1. Khái niệm 
2.2.4.2 Thành phần
2.3. Tỷ số tài chính
2.3.1.   Nhóm chỉ số khả năng sinh lời.
2.3.2.   Nhóm chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản
2.3.3.   Nhóm chỉ số khả năng quản lý tài sản
3.3.4. Nhóm chỉ số cổ phiếu
2.4. Phân tích sơ đồ Dupont
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3:  PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY A
3.1.  Phân tích bảng cân đối kế toán
3.1.1.   Phân tích tài sản  (NGOC ANH)
3.1.1.1.   Đánh giá tăng trưởng qua các năm
Bảng số liệu 
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
(%) tăng trưởng
TSNH



TSDH



Tổng TS



Đồ thị (dạng Column trong Excel)
Nhận xét
3.1.1.2.   Đánh giá cơ cấu tài sản mỗi năm
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
TSNH
%
%
TSDH
%
%
Đồ thị (dạng Pie trong Excel)
Nhận xét
3.1.2.   Phân tích nguồn vốn 
3.1.2.1.   Đánh giá tăng trưởng qua các năm (THUY QUY)
Bảng số liệu 
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
(%) tăng trưởng
NPT



CSH



Tổng NV



Đồ thị (dạng Column trong Excel)
Nhận xét
3.1.2.2.   Đánh giá cơ cấu nguồn vốn mỗi năm (SI NGHIA)
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
NPT
%
%
CSH
%
%
Đồ thị (dạng Pie trong Excel)
Nhận xét
3.2.  Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KIM QUY)
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
(%) tăng trưởng
Doanh thu



Chi phí



Lợi nhuận



Đồ thị (dạng Column trong Excel)
Nhận xét
3.3.  Phân tích các chỉ số tài chính (chọn các tỷ số tiêu biểu trong các nhóm sau)
3.3.1.   Phân tích nhóm chỉ số khả năng sinh lời (MINH TRANG)
3.3.2.   Phân tích nhóm chỉ số khả năng thanh khoản (MINH TRANG)
3.3.3.   Phân tích nhóm chỉ số khả năng quản lý tài sản (LAN TRAM)
3.3.4.   Phân tích nhóm chỉ số cổ phiếu (LAN TRAM)
3.4.  Phân tích sơ đồ Dupont (ANH HUY + TIEN DAT) 
Kết luận chương 3
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CÔNG TY.
4.1.      Cơ sở khoa học của các giải pháp
4.1.1.     Cơ sở lý thuyết
4.1.2.     Cơ sở thực tiễn từ phân tích
4.2.           Các giải pháp 
4.3.           Các kiến nghị
4.3.1.     Các kiến nghị chung
4.3.2.     Kiến nghị với Ban giám đốc công ty
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
=======================================================================
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN TẤN MINH
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT HỌ TÊN
1 HỒ THỊ NGỌC ANH (0167333925)
2 TRƯƠNG ĐĂNG TIẾN ĐẠT (01284872924)
3 HUỲNH QUANG HUY ()
4 DANH XI NGHĨA (01668765 017)
5 HUỲNH HẢI PHỤNG(01699226920)
6 VÕ THỊ KIM QUÝ (01676457095)
7 NGUYỄN NGỌC LAN TRÂM (0933621021)
8 PHẠM HÀ MINH TRANG(0987193900)
9 NGUYỄN THỊ THÚY QUY (01669778840)

CTY: CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP GỖ TÂN MAI
BẢN CÂN ĐỐI: http://wood-tanmai.com.vn/web/wp-content/uploads/2014/04/bao-cao-tai-chinh-2013.pdf
WEBSITE: http://wood-tanmai.com.vn

BÀI MẪU CTY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 2010-2012

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *