Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản Lý Tiền Bạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản Lý Tiền Bạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Phương pháp dạy con quản lý tiền bạc Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Ở nước ngoài các trường học thường dạy trẻ em quản lý tiền bạc từ rất sớm. Do đó, có rất nhiều người trẻ tuổi kinh doanh và làm giàu từ rất sớm vì họ hiểu được bản chất của tiền đến từ đâu từ bé.
dạy con quản lý tiền bạc
dạy con quản lý tiền bạc
Việt Nam lại khác con cái ngay từ nhỏ học cách bắt chước rất nhiều, đặc biệt là người gần gủi với nó nhất thường là bố mẹ. Nhưng chính bố mẹ lại dạy cho con mình thiếu kỹ năng quản lý tiền bạc.

Lúc 6 tuổi Warren Buffett đi bán soda từng nhà để kiếm tiền cho dù có cha là một đại biểu liên bang và cũng là một nhà đầu tư Ngân hàng. Chính vì việc kinh doanh từ nhỏ đã làm trãi nghiệm kinh doanh kiếm tiền của ông càng nhân lên với cấp bậc nhiều lần và đến nay ông là người giàu thứ 2 trên thế giới. 
Nhưng còn nếu ở Việt Nam bố mẹ lại dạy rằng con còn nhỏ lắm không làm được đâu, chính vì sự bảo bọc của cha mẹ Việt Nam với xã hội khác với cách bảo bọc con cái ở nước ngoài cho nên "kỹ năng xã hội" của người Việt Nam bị kém đi.

Bạn có để ý rằng bố mẹ dạy bạn "Hãy cố gắng tập trung học thật tốt để sau này tìm một công việc tốt" và hầu hết bố mẹ đều dạy con như thế. Cho nên có thể nói trong các cuộc thi về trí tuệ Việt Nam thường luôn dẫn đầu so với bạn bè quốc tế nhưng lại thiếu kinh nghiệm xã hội - thứ sẽ tạo nên sự trãi nghiệm và giàu có.

Học tư duy nghèo từ những người "chưa giàu"

Bạn đã từng chứng kiến bố mẹ cãi nhau chỉ vì tiền bạc? Từ đó hình thành trong não bộ trẻ em tiền bạc chính là nguyên nhân gây ra sự cự cãi, không hạnh phúc trong gia đình. Từ đó con bạn sẽ luôn từ chối tiền bạc mà không biết đón nhận.

Nếu bố mẹ đang làm kinh doanh thì phần lớn con cái của họ kinh doanh rất tốt.

Chúng ta học rất nhiều từ bố mẹ, đó là kinh nghiệm sống của bố mẹ. Đó là lý do chúng ta có bộ sách ''Dạy con làm giàu". Quyển nói về một đứa trẻ có 2 người cha, một người cha giàu và một người cha nghèo. Bằng kiến thức học được từ 2 người cha mà chúng ta mới nhận ra chúng ta đang học cách quản lý tiền bạc từ những người nghèo - đó là bố mẹ chúng ta và từ môi trường sống của chúng ta tồn tại bởi những người chưa giàu.

Do đó, hãy đặt ngay câu hỏi "Tại sao bố mẹ chúng ta dạy chúng ta rất nhiều về cách dùng tiền trong cuộc sống nhưng tại sao họ vẫn chưa giàu". Đó là cách chúng ta phải tìm ra câu trả lời khác - chúng ta chỉ học từ những người như giàu, như người bố giàu trong quyển sách. Chúng ta không phân tích bố mẹ dạy chúng ta đúng hay sai mà chúng ta chỉ học những cái "Phù hợp".

Học cách dạy con quản lý tiền bạc

Bí mật ở đây là rèn luyện cho trẻ hình thành thói quen quản lý tiền bạc của chúng. Trẻ em học tốt nhất bằng cách quan sát và bắt chước. Muốn dạy con, phải làm gương và kiên nhẫn.
Nếu phải nổ lực lao động để có tiền, con của bạn sẽ trân trọng số tiền kiếm được.

Đây lúc lúc bạn cần đọc lại bài viết trước của tôi "Quản lý tiền bạc cá nhân thành công"

Phương pháp dạy con quản lý tiền bạc

Bước 1: Dạy chọn từng bước "kiếm tiền" và giúp đỡ con bạn
Gợi ý bảng phân công việc kiếm tiền cho con
Trách nghiệm với bản thân: Vi phạm trừ thu nhập
Trách nghiệm với tập thể: Vi phạm trừ thu nhập
Lao đông kiếm tiền: Uỷ thác, làm có tiền.

Đừng dạy con bạn từ chối nhận tiền, hãy dạy xứng đáng với số tiền được nhận "cháu sẽ làm được gì để giúp cho chú ạ". Bạn tin rằng mỗi lần bạn cho tiền con cái bạn để tiêu xài con cái bạn sẽ "Vâng. thế con sẽ giúp đỡ mẹ lau nhà" - đó là chính số tiền con bạn kiếm được.

Bước 2: Dạy con quản lý tiền bạc / Trao quyền quyết định cho con.
Nếu dưới 10 tuổi, nếu trên 10t thì quản lý tiền như người lớn.
Tự do tài chính : 30%
Tự do dài hạn: 20%
Ăn chơi: 20%
Học tập: 20%
Cho đi: 10%

Đến khi con bạn kiếm 1 triệu đồng bằng sự giúp đỡ của bạn hãy dạy con sử dụng tiền đó theo 5 tài khoản trên, và đặc biệt tài khoản "Tự do tài chính" không được dùng đến như cách bạn đang áp dụng

Bước 3: Định hướng kinh doanh từ số tiền con bạn có.
MẸO: Hãy tạo tài khoản tiết kiệm ngân hàng cho con bạn từ sớm.

''Nếu bạn làm những việc mà mọi người sẽ không làm trong vài năm tới, bạn có thể làm được những việc mà hầu hết mọi người sẽ không làm được trong phần đời còn lại của bạn'' Wade Cook

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Cách quản lý tiền bạc dành cho vợ chồng Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Bài viết trước tôi đã có chia sẻ về bí mật quản lý tiền bạc thành công bằng cách phân ra 6 dòng tiền để sử dụng, nhờ đó mà bạn có thể quản lý được chi phí đang dùng phải lấy ra từ dòng tiền nào.

Cách quản lý tiền bạc dành cho vợ chồng


Cách quản lý tiền bạc dành cho cặp vợ chồng với 2 nguồn tài chính thì sao?

Mục tiêu quản lý tiền bạc cho gia đình cũng hướng tới tự do tài chính cho cả vợ chồng. Nếu cách quản lý này không được thống nhất thì tốt nhất bạn không bỏ qua bài viết này.

3 yếu tố để giúp cặp vợ chồng thành công trong quản lý tiền bạc tốt là:

- Tôn trọng
- Chia sẻ
- Công bằng

Dưới đây là công thức quản lý tiền bạc cho vợ chồng.


Bước 1: Hàng tháng sẽ nhập chung thu nhập của cả 2 vợ chồng
Bước 2: Chồng sẽ lấy ra 10% số tiền dành cho mình, vợ sẽ lấy 10% số tiền dành cho mình
Bước 3: Số tiền 10% sẽ được dùng cho 4 khoản.
25% để dành cho quỹ tự do tài chính, tức là không được sử dụng vì bất cứ lý do nào cho đến khi bạn đủ tuổi về hưu.
25% dành cho phát triển cá nhân, học tập.
25% dùng để tích lũy mua sắm trong tương lai dài hạn mà tôi đã đề cập trong bài trước
25% dùng để ăn chơi.

Bạn đã hiểu rõ 4 loại tài khoản này chứ?. Nếu vẫn chưa rõ là lúc bạn nên đọc bài viết này "Bí mật quản lý tiền bạc thành công"

Bước 4: 80% sô tiền còn lại tiếp tục chia cho 6 quỹ giống như quản lý tiền bạc dành cho cá nhân

BẢNG QUẢN LÝ TIỀN BẠC CHO CẶP VỢ CHỒNG


Tên
Tỷ lệ
CHỒNG
VỢ
Thu nhập
-
55.000.000
5.000.000
Tổng thu nhập vợ chồng

-
60.000.000
Mỗi người lấy 10%
10% x 60.000.000
-
6.000.000
6.000.000
Chia đều số tiền trên cho 4 quỹ
-          Tự do tài chính
-          Học tập
-          Tiêu dùng dài hạn
-          Ăn chơi
* 6.000.000
25% x 6.000.000
25% x 6.000.000
25% x 6.000.000
25% x 6.000.000
-
1.500.000
1.500.000
1.500.000
1.500.000
-
1.500.000
1.500.000
1.500.000
1.500.000
Số tiền gộp chung còn lại

80% x 60.000.000
48.000.000
Chi tiêu chung cho gia đình gồm 6 tài khoản
-          Tự do tài chính
-          Học tập
-          Tiêu dùng dài hạn
-          Ăn chơi
-          Cho đi
-          Tiêu dùng ngắn hạn
* 48.000.000
10% x 48.000.000
10% x 48.000.000
10% x 48.000.000
10% x 48.000.000
05% x 48.000.000
55% x 48.000.000
-
4.800.000
4.800.000
4.800.000
4.800.000
2.400.000
26.400.000

Mọi quyết định liên quan đến số tiền chung đều phải có sự đồng thuận của cả 2 vợ chồng.

Xin nhắc lại 3 yếu tố giúp cặp vợ chồng quản lý tiền bạc tốt là

- Tôn trọng
- Chia sẻ
- Công bằng

Cho nên mặc dù thu nhập cả 2 vợ chồng có sự khác nhau lớn nhưng vẫn chia công bằng theo đúng 3 yếu tốt trên. Do vậy để quản lý tiền bạc tốt cả vợ và chồng cần phải hiểu nhau và có tư duy quản lý tiền tốt

Sự rõ ràng dẫn đến sức mạnh

Do đó bằng cách quản lý tiền bạc rõ ràng sẽ giúp vợ chồng gắn kết và hòa thuận hơn, hiểu được tầm quan trọng của nhau, và mọi vấn đề trong cuộc sống liên quan đến tiền bạc đều được vợ chồng làm rõ. Điều này dẫn đến sự gắn kết và bền vững trong gia đình.

Bài học mà tôi đang chia sẻ cho bạn được tôi đút kết từ trãi nghiệm của tôi, tôi muốn giúp cho mỗi gia đình đều có cái nhìn về tiền bạc thông minh hơn, từ đó tạo nên hạnh phúc bền vững

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bí mật quản lý tiền bạc của những thành công trên thế giới Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Phương pháp quản lý tiền bạc của những người giàu.


Tại sao bạn lại không biết quản lý tiền bạc?

Hầu hết tất cả chúng ta từ bé cho đến lớn thất bại nhiều lần trong việc quản lý tiền bạc không phải là chúng ta không biết cách thức quản lý tiền bạc mà là chúng ta không thực sự yêu quý tiền bạc.
Bí mật quản lý tiền bạc
Bí mật quản lý tiền bạc

Theo đa số người thì tình cảm mới quan trọng, tiền bạc không quan trọng nên chính vì suy nghĩ đó nên tiền bạc khi rơi vào tay họ, họ sẽ rất dễ đánh mất, việc động chạm với tiền bạc có thể sẽ ảnh hưởng đến tình cảm với mọi người.


Do đó đầu tiên bạn phải bỏ tư duy đó ngay. "Tình cảm và tiền bạc đều quan trọng"

Tiền bạc không quan trọng. Hãy bỏ tư duy cực nghèo này khỏi đầu bạn, có lẽ bạc đã nghe nhầm câu nói này rồi đấy đáng lẽ ra phải là.
Tiền bạc của người khác không quan trọng, tiền bạc của tôi mới quan trọng.

Cách quản lý tiền bạc

Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng bạn giữ lại bao nhiêu tiền.

Giả dụ bạn kiếm được 10 triệu trên tất cả các nguồn thu nhập của mình, phải sử dụng hết 9 triệu hàng cho chi phí, số tiền bạn dư ra mỗi tháng là 1 triệu, tháng thứ 2 bạn lại sử dụng hết 11 triệu vì bạn đã lấy số dư tháng trước để dùng, vậy cuối cùng bạn không có bất cứ gì sau 2 tháng.

Vậy nếu một người khác họ thu nhập 5 triệu và mỗi tháng chỉ dùng hết 3 triệu, sau 2 tháng họ có số dư là 4 triệu.

Bạn cho rằng tôi cũng tiết kiệm nhưng chi phí tôi phải trả hàng tháng lại quá lớn thì thực sự đó chưa phải là tiết kiệm.
Lương hàng tháng khi bạn lấy về việc đầu tiên là bạn trả cho các chi phí xăng, xe, điện nước, ăn uống, con cái học hành...vv chính cách làm này khiến cho bạn không dư đồng. Bạn sẽ phải thay đổi tư duy quản lý tiền bạc như sau

Thay đổi tư duy quản lý tiền bạc

Ngay khi có bất kì nguồn thu nhập đến với bạn, hãy trích ra 10% cho vào tài khoản cá nhân của bạn và quên số tiền đó. Khi nào số tiền đủ được 1 triệu hãy gửi nó vào ngân hàng, 90% còn lại bạn có thể sử dụng.

Nhưng nếu bạn tiết kiệm số tiền đó được 2-3 năm được một số tiền kha khá mà chẳng mai bạn bị bệnh, người thân bị bệnh, tại nạn hoặc bạn cần số tiền khẩn cấp, số tiền rất lớn bạn có lấy số tiền này ra không?

Câu lời là "Không bao giờ được dùng số tiền này vì bất cứ lí do gì?". Bạn có thể vay mượn tiền ở đâu đó để chữa chạy bệnh, vì nếu số tiền tiết kiệm đó bạn không có thì bạn cũng phải vay mượn chỗ khác thôi.

Nếu mà bạn đang nợ 100 triệu trong khi bạn đã tiết kiệm 20 triệu đồng bạn cũng không được phép dùng số tiền này vì đây là tài sản cuộc đời của bạn. Đây là động lực bạn phải kiếm 100 triệu để trả nợ chứ không phải kiếm 80 triệu + 20 triệu bạn đang có trả 100 triệu số nợ này.

TÔI CAM KẾT TÍCH LŨY 10% THU NHẬP CỦA TÔI VÀ KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC SỬ DỤNG NÓ VÌ BẤT CỨ LÝ DO GÌ

Câu chuyện này liên hệ bản thân bạn khá rõ thôi, bạn lụt lại một số đồ đạc cũ vài phát hiện ra một số tiền vài trăm nghìn và không biết mình đã để quên ở đó từ bao giờ. Ngay sau khi tìm lại được bạn dùng số tiền này để chi tiêu và số tiền đó bị tiêu hết. Nhưng nếu giả sử số tiền đó bạn vẫn chưa tìm thì nó vẫn ở đấy số tiền vẫn còn, nhưng khi bạn tìm lại thì nó lại mất do bạn đã tiêu.

Giả dụ mỗi tháng bị mất 10% từ lương hoặc thu nhập của bạn và 20-30 năm bạn tìm lại được thì số tiền này đã là khổng lồ, cả khối tài sản. Nhưng nếu bạn không mất như thế thì có lẽ đến lúc đấy bạn chẳng có gì cả.

Thì công thức ở đây vẫn như thế dành ra 10% khi có bất cứ tài sản nào tới với bạn, khi tích lũy đủ 1 triệu đồng hãy gởi nó vào ngân hàng để số tiền của bạn sinh ra lãi và để tiền bạc không bị mất giá vì sự làm phát.

Sai lầm khi quản lý tiền bạc


Bạn lại nghĩ là nếu tôi dùng hết số tiền để kinh doanh thì lợi nhuận sẽ nhiều hơn

Khoản tiền này không phải để bạn kinh doanh mà bạn hãy dùng khoản tiền tích lũy khác để đầu tư và kinh doanh. Nếu chẳng mai bạn kinh doanh bị lỗ lả thì bạn sẽ mất tất cả nhưng mai nếu bạn kinh doanh thành công mà cần vốn để đâu tư vì bạn thấy rằng lợi nhuận cao hơn tiền lãi ngân hàng bạn cũng không được phép sử dụng, vì trong kinh doanh không biết điều gì sẽ xảy ra.

90% mà tôi nhắc bạn ở bên trên, 90% trong đó có 55% thu nhập dùng để chi tiêu cho sinh hoạt thường ngày tiêu dùng trong ngắn hạn như điện xăng xe, ăn uống, nhà cửa con cái...
10% để tiêu dùng dài hạn, tài sản này để bạn tiết kiệm để mua thứ gì đó giá trị trong tương lai như xe, điện thoại nhà ..vv
10% dành cho tài khoản ăn chơi.
10% thu nhập dành cho học hành, đầu tư cho tri thức
5% thu nhập sẽ để làm từ thiện.

Bài toán quản lý tiền bạc sẽ như sau thu nhập của bạn là 10 triệu/tháng.

Bạn sẽ dành

  1. 10% = 1 triệu đồng để tiết kiệm cho cuộc đời và gửi ngân hàng, số tiền này được xem là số tiền tiết kiệm khi về già của bạn và không bao giờ được sử dụng dù cho bạn nợ nần cũng không được dùng để trả.
  2. 55% = 5tr5 dùng để sinh hoạt, mua sắm, chi trả xăng xe điện nước, con cái. Nếu 55% thu nhập không đủ để bạn sử dụng thì hãy đơn giản hóa của cuộc của bạn lại tiết kiệm cả xăng xe, điện nước, cafe... Hãy cam kết là chỉ sử dụng 55% và bạn không phải dùng tiền để chứng tỏ với ai hết.
  3. 10% = 1 triệu để dành cho việc học tập nâng cao kiến thức. Kiến thức của bạn sẽ đồng nghĩa với thu nhập của bạn, đừng để kinh nghiệm 5 năm làm việc ở cty lương và chức vụ của bạn vẫn ở yên một chỗ
  4. 10% = 1 triệu dành để ăn chơi. Tài khoản này có tác dụng giải phóng tư duy nghèo của bạn, Việc tiết kiệm khiến bạn phải bó buộc sống cuộc sống không dư giả thì tài khoản này sẽ dùng để ăn chơi. Bạn phải dùng hết nó không được để dành cho mục đích khác. Với thu nhập 10 triệu bạn có 1 triệu để ăn chơi, hãy vào quán bar gọi 1 cốc rượu 500.000đ 1 ly khi uống xong tìm 1 người phục vụ bạn thấy nhiệt tình nhất và bo nó 500.000đ còn lại. Hành động này giúp bạn có được cảm xúc của những người giàu có và khiến bạn hành động nhủ với bản thân tôi sẽ trở lại nơi đây không phải mỗi tháng một lần mà là 1 tuần 1 lần nhưng mỗi tháng chỉ đúng 10% thu nhập, nếu bạn muốn ăn chơi nhiều hơn phải tăng thu nhập lên nhiều lần hơn.
  5. 10% = 1 triệu dành cho việc tiêu dùng trong dài hạn. Chẳng hạn như bạn muốn như 1 chiếc iphone 6s 20 triệu đồng thì bạn phải mất 20 tháng dành dùm để mua chứ không phải làm việc dồn hết lương 3 4 tháng nhập lại để các tháng trước tiết kiệm quá mức và tháng này phải điêu đứng vì tất chi phí đã dùng tiền để mua. Đó phải là được mua trong 20 tháng và phải được mua bằng tài khoản dài hạn 10%. Nếu 20 tháng sau bạn nghĩ iphone 6s đã lỗi thời thì hãy đoán thời điểm iphone 7s 2 năm sau sẽ ra mắt và ngay bây giờ bạn tiết kiệm để đến khi ra mắt là vừa. Trong tư duy sử dụng tiền đúng mục đích không bắt buộc không được mua món đồ đắt tiền mà bạn cần phải suy nghĩ có nên bỏ ra số tiền dài hạn để mua nó không, cần thiết ngay bây giờ hay bạn còn dùng số tiền này để mua gì đó dài hạn trong tương lại không.
  6. 5% = 500.000 dùng để làm từ thiện, cho đi. Hãy trở nên giàu có về tình cảm khi bạn chưa giàu, cảm xúc giàu có sẽ giúp bạn có tư duy giàu có và tiền sẽ đến. Theo Jack Ma tỷ phú Trung Quốc cách mà bạn nhanh giàu có là hãy cho tiền bố mẹ mình. Bạn sẽ nhận được niềm hạnh phúc này và là động lực để bạn cho tiền bố mẹ mình nhiều hơn và nhiều lần hơn.


Tất cả sẽ có 6 khoản tiền và hãy cam kết cuộc đời bạn không sử dụng khoảng tiền nào sai mục đích của nó.

Bạn không phải dùng tiền để mua những món đồ đắt giá để chứng tỏ bản thân, vì khi bạn không có những món đồ đắt giá, siêu xe đó bạn nghĩ bạn sẽ là cái giống gì? Hãy sống nghiêm túc với của sống của bạn bằng những khoản tiền được sử dụng đúng nghĩa của nó.

Người giàu không thông minh hơn, họ chỉ có một thói quen quản lý tiền tốt hơn.
Đừng bao giờ nghĩ khi nào có nhiều tiền tôi sẽ học cách quản lý, mà quản lý tiền ngay từ số tiền nhỏ mới giúp bạn có nhiều tiền. Để có được số tiền lớn bạn phải có nhiều số tiền nhỏ khác.

Thủ thuật ở đây nằm ở chỗ nếu bạn sống đến 80 tuổi, trong suốt cuộc đời bạn là 40 năm làm việc từ 20 cho đến 60t và 20 năm nghỉ hưu, trong suốt quãng đời của mình bạn đã có khoảng 10 tỷ thu nhập và việc tiết kiệm 10% khi có bất cứ thu nhập nào đến với bạn thì đến tuổi 60 bạn có 10% là 1 tỷ đồng để hưởng thụ cho 20 năm tuổi già còn lại mà không phụ thuộc vào con cháu, đó mới là một người cực kỳ thông minh về quản lý tiền bạc.

Tuyên bố: " Tôi sử dụng tiền cho cuộc sống của tôi, không phải để chứng tỏ với người khác tôi là ai, nếu có ai đó phán xét tôi về điều này thì KỆ BỐ NÓ

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngăn và dài hạn về phát triên cá nhân, và được mênh danh là “trainer of trainers”

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *