Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành Công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành Công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Những người không học đại học dễ thành công? Tại sao Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Có rất nhiều người thành công nhưng trong tay họ không có tấm bằng nào cả rất nhiều người họ thành công. Vậy cùng phân tích 2 loại người "có học" và "không có học" này nhé!

Nhắc đến các tỷ phú bỏ học không thiếu những người này mà điển hình nhất là người giàu nhất thế giới Bill Gates hay ông trùm Facebook mà chúng ta sử dụng hàng ngày Mark Zuckerberg. Tại sao họ là top những tỷ phú thế giới điển hình nhưng họ lại không học đại học.

Người không học đại học họ học được rất nhiều từ quá trình làm việc thực tế

Bạn thấy đấy nếu bạn đang học đại học đi chăng nữa bạn cũng không tránh giỏi những lý thuyết đôi khi bạn sẽ không bao giờ bắt gặp trong thực tế. Kiến thức bén thì phải qua quá trình sử dụng rèn dũa trong thực tế và bạn thiếu điều này.

Nếu bạn đang tốn thời gian 4 năm để học đại học thì những người không đi học họ dùng 4 năm đó để làm gì? Tức nhiên là họ sẽ đi làm, làm thêm và thử hỏi những kiến thức bạn học trong trường có hay hơn những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm mà họ học được thông qua quá trình làm việc không?

Bài viết trước mình nhắc tới Chi phí cơ hội, khi bạn đang làm vậy A thì đánh đổi với việc bạn không có thời gian để làm việc B. Bill Gates - người giàu nhất thế hiện nay ông ta nói rằng ông bỏ học ở một trong những trường đại học danh tiếng nhất giới Harvard là vì ông hầu như biết tất cả những gì mà trường học dạy. Do đó ông quyết định nghỉ học và bắt đầu kinh doanh.

Một việc mà tôi rút ra từ bản thân tôi dành 4 năm cho việc học đại học trong khi những người bạn của tôi họ đi làm từ rất sớm và họ không đi họ như tôi thì kinh nghiệm xã hội, kiến thức mối quan hệ và thu nhập của họ là điều tôi ước mơ ở thời điểm hiện tại. 
Họ biết tất cả những gì tôi biết và những điều họ biết họ có thể kiếm được tiền còn những điều tôi biết nằm đâu đó trong sách vở.

Do vậy tôi đánh giá một người qua tầm tư duy khi họ nói chuyện cao hay thấp hơn mình rất dễ dàng và tầm tư duy đó bạn có thể đánh giá kinh nghiệm của họ là trưởng phòng, giám đốc nó khác với các 1 sinh viên mới ra trường nói chuyện.

Một người bán hàng giỏi không nhất thiết họ phải hiểu tâm lý khách hàng, quy trình mua hàng vv... Vì với 1 người đã từng bán hàng họ có thể kể cho bạn những kinh nghiệm thực tế khi họ làm việc còn bạn sẽ biết được quy trình trong sách vở.

Thành công hay không còn đòi hỏi tính cách và cái duyên của nghề. Và bạn có chọn con đường nào nào thì chung quy nó đều dẫn đến sự thăng tiến và thành công trong công việc.


Biết nhiều đôi khi là trở ngại trong thành công

Khi một người biết nhiều thứ thì họ rất sợ làm sai, trong khi một người chỉ biết 1-2 cách và họ làm tới những gì họ biết vì họ không có nhiều lưa chọn.
Bạn đã bao giờ sợ là mình biết nhiều thứ quá lại là trở ngại thành công của bạn vì bạn không biết tập trung vào đâu mà hay làm việc này chưa tới nơi tới chốn lại quay sang làm việc khác và kết quả cuối cùng là không làm tốt việc gì cả.

Đây là lý do trường học bạn được học nhiều nhưng lại không biết dùng cái nào và rất sợ sai. Bạn thấy có nhiều lý do nhà tuyển dụng chọn những người trình độ Trung cấp, Cao đẳng vì dạy gì họ làm đúng như thế trong khi người có trình độ đại học rất khó bảo vì hay "Sáng tạo" và những người không học đại học hoặc bỏ học là những người dám nghĩ dám làm và không sợ sai.

Do đó biết nhiều đôi lúc là trở ngại của bạn, hãy bỏ bớt những gì bạn cho là không cần thiết và luôn tập trung phát triển một vài thứ bạn cho là quan trọng nhất với bạn lúc này.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Bí mật thành công của những tỷ phú bỏ học Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Sự thành công trong cuộc sống mới là thành công đích thực của bạn, tại sao nhiều tỷ phú bỏ học trên thế giới hay không có thành tích gì khi học hành điển hình như Bill Gates, Stive Jobs, Mark Zuckerberg, Richard Branson lại đứng top đầu những người giàu và tỷ phú trên thế giới.

Bí mật thành công của những tỷ phú bỏ học


Sự thành công được giải thích bằng trường học BẠN được học ít hơn học từ cuộc sống.

Cựu tổng thống Mỹ George W.Bush. Trong ngày lễ tốt nghiệp của các sinh viên trường đại học Southern Methodist.
Ông nói: "Đối với các bạn trẻ đã tốt nghiệp trong buổi lễ chiều nay với điểm số cao cùng học lực khá giỏi, tôi có lời khen, 'Làm tốt lắm.'
Và tôi cũng dành lời khen này cho các bạn học sinh trung bình: Các bạn nữa, cũng đều có thể trở thành tổng thống."
Với câu nói trên, cựu tổng thống Bush đang tự châm biếm bản thân khi chính ông cũng đã từng đạt được các điểm số rất lẹt đẹt khi còn học cao đẳng. Tuy vậy, cho đến ngày hôm nay - cựu tổng thống Hoa Kỳ lại là một trong những ví dụ kinh điển nhất về việc điểm số thời đi học sẽ không quyết định tương lai sau này của bạn, cũng như sự thành công trong cuộc sống luôn đầy ắp những khả năng vô hạn.
THÀNH CÔNG Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush
Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush. Ảnh: Business Insider

Và dù có thích Bush hay không, thì bạn vẫn không thể chối cãi rằng những gì ông nói trong bài phát biểu trên đây là hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, còn nhiều cái tên khác trong lịch sử các tổng thống Mỹ cũng đã từng học rất tệ như John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và cha của Bush - cựu tổng thống George H.W Bush. Bên cạnh danh sách các nhà lãnh đạo "học dở" của cường quốc số một thế giới này, chúng ta còn có thể kể đến những doanh nhân thành công; những con người đã không để dư âm trường học ngăn cản công cuộc chinh phục đỉnh cao vinh quang của mình.
Những cái tên nổi bật nhất đầu tiên có thể kể đến là Steve Jobs khi ông chưa bao giờ học xong đại học - cũng giống như Bill Gates và Mark Zuckerberg. Các trường hợp tương tự như nữ tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới, Elizabeth Holmes, người vẫn đang là niềm cảm hứng cho cuộc cách mạng y học, cũng bỏ ngang đại học Stanford để theo đuổi ước mơ của mình. Theo sau có thể kể đến tỉ phú Richard Branson - người bị chứng khó đọc và đã bỏ học từ năm 15.
THÀNH CÔNG Tỉ phú  Richard Branson
Tỉ phú người Anh Richard Branson. Ảnh: Virgin
Hãy nghe nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Neil deGrasse phát biểu trong bài diễn văn của ông tại đại học Massachusetts Amherst như sau: "Điểm số của bạn, hay còn gọi là GPA (điểm số học tập trung bình), sẽ dần trở nên lỗi thời và không bắt kịp với nhịp sống ngày một thay đổi của bạn. Hãy nhớ rằng cuộc đời không hỏi hay cần bạn phải trưng GPA ra để có được một công việc tốt hoặc nhận lương cao. GPA thực sự rất quan trọng khi bạn còn ngồi trên ghế giảng đường, và - chấm hết!
Tựu chung, GPA sẽ không bao giờ là nhân tố có thể định hình cuộc sống sau này của bạn sướng hay khổ.

Giải thích sự thành công của tỷ phú bỏ học.

Bill Gates: "Tôi rớt một vài môn cuối kì còn bạn tôi đậu hết. Hiện tại anh ấy là một kĩ sư của Microsoft còn tôi là chủ của Microsoft."

Vì sao những tỷ phú bỏ học lại thành công?

Sự thành công quyết định bằng ý tưởng, sáng tạo và dám làm.
Bill Gates, Stive Jobs, Mark đều là những tỷ phú tỷ đô, là những tấm gương trở thành tỷ phú bỏ học điển hình, vậy tại sao họ lại thành tỷ phú.

Thành công là một quả ngọt và để thành công bạn phải biết chăm sóc "cây thành công" từ khi nó còn là hạt giống.

Thành công từ ý tưởng kinh doanh.

Stive Jobs đã đã từng nói việc học đại học làm ông tiêu tốn rất nhiều tiền của bố mẹ nên ông quyết định bỏ học để để kinh doanh.

Bill Gates cũng thế việc học khiến ông mất quá nhiều thời gian và hầu hết ông đã những kiến thức ở trường lớp và đủ để kinh doanh từ 1 đô danh tiếng của mình.

Họ đều là người đang tìm một ý tưởng kinh doanh và dám kinh doanh
Hành động dẫn đến kết quả và dẫn đến thành công.

Bỏ học chính là động lực họ phải cố gắng gấp hàng trăm lần, hàng ngàn lần để chứng tỏ quyết định của họ là đúng và đây là một trong những mấu chốt họ thành công hơn chúng ta. Và họ chạy trên con đường thành công để trở thành tỷ phú trên bước đường kinh doanh lập nghiệp có lần cũng vấp ngã nhưng đó chỉ là động lực họ chạy xa hơn thôi.

Thành công không quyết định ở thành tích học tập

Đó là lý do mà tôi ngay từ khi còn học tôi thích học những trãi nghiệm thực tế từ cuộc hơn là học lý thuyết sách vỡ. 
Tôi thích những người bạn có việc kinh doanh để tạo ra dòng thu nhập cá nhân và kết bạn với họ mặc dù thành tích học tập họ bê bết hơn là những người bạn chỉ học giỏi mà không sâu sắc. Cho đến khi họ nói lên một ý chí và ý tưởng thuyết phục tôi "Ak bạn này giỏi ở thực lực"

Việc học tại trường lớp thật là bạn đang tìm kiến thức, kỹ năng, ý tưởng cho công việc hay kinh doanh để tạo ra tiền trong tương lai mà thôi. Và khi những người bỏ học để lao vào cuộc sống và tìm đúng môi trường để sinh sôi hạt mầm tài năng nhanh hơn và trãi nghiệm thực hơn ở trường lớp.

Sự thông minh là một nhân tố chủ quan, và thành tích học tập không phải là một cách chính xác để đo lường nó.

Sự thành công tạo nên từ một hệ thống

Sự thành công của một người học sinh hay sinh viên dựa trên khả năng thích nghi của người ấy với một hệ thống cố định - và đã là hệ thống cố định, thì đương nhiên không bao giờ có thể bì được với sự chuyển biến khôn lường ngày qua ngày của thế giới ngoài kia.
Tính cách của một con người, những kinh nghiệm, những mối quan hệ - và chắc chắn không bao giờ là điểm số học tập. Đó mới là những thứ sẽ có thể định hình cuộc sống của bạn. 
Thành công đòi hỏi sự đam mê, sự kiên trì, trí tuệ cảm xúc và kĩ năng có thể hiểu cũng như biết quý trọng thất bại. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta thất rất nhiều học sinh hoặc sinh viên trung bình, những người chỉ đạt loại C, những người ít ai đặt niềm tin vào nhất, lại đang điều khiển thế giới. Họ là những cá nhân hiểu rõ nhất sự đấu tranh là gì?, và đôi khi phải trải qua nhiều cơn thăng trầm cũng như thử thách hơn người ngoài thấy..

TÔI TUYÊN BỐ THÀNH CÔNG "Muốn thành công TÔI PHẢI nổ lực hơn người thành công"
Nhưng tôi cũng không nói rằng bạn sẽ thành công nếu học cực tệ ở trường, nhưng là dù cho có học thật xuất sắc đi chăng nữa - bạn cũng đừng nghĩ rằng mình sẽ trở thành "tỷ phú" khi bước vào đời. Điểm số chỉ là những con chữ tạm thời được phân bổ trên một trang giấy, còn thành công thực sự là những gì bạn làm khiến thế giới thay đổi và được công nhận.
Vì vậy, nếu có lỡ tốt nghiệp cao đẳng hay cấp 3 với điểm số trung bình. Đừng nản lòng. Cuộc sống đầy những biến động khó lường đi cùng với các nốt trầm bổng khác nhau. Và có thể bạn không tin, nhưng giáo dục thật sự chỉ bắt đầu sau khi bạn rời khỏi nhà trường và bắt đầu hành trình dấn thân vào đời.
Không bao giờ ngừng học hỏi, không bao giờ từ bỏ và hãy luôn tận hưởng từng giây phút trong chuyến hành trình của đời mình."
Bí Mật THÀNH CÔNG "TÔI SẼ THÀNH CÔNG và làm theo những người thành công. TÔI SẼ GIÀU CÓ hơn họ khi tôi làm giỏi hơn họ"



.
Tham khảo Pose.
Biên tập lại bởi BLOG'S TÔI LÀ QUẢN TRỊ

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bí mật quản lý tiền bạc của những thành công trên thế giới Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Phương pháp quản lý tiền bạc của những người giàu.


Tại sao bạn lại không biết quản lý tiền bạc?

Hầu hết tất cả chúng ta từ bé cho đến lớn thất bại nhiều lần trong việc quản lý tiền bạc không phải là chúng ta không biết cách thức quản lý tiền bạc mà là chúng ta không thực sự yêu quý tiền bạc.
Bí mật quản lý tiền bạc
Bí mật quản lý tiền bạc

Theo đa số người thì tình cảm mới quan trọng, tiền bạc không quan trọng nên chính vì suy nghĩ đó nên tiền bạc khi rơi vào tay họ, họ sẽ rất dễ đánh mất, việc động chạm với tiền bạc có thể sẽ ảnh hưởng đến tình cảm với mọi người.


Do đó đầu tiên bạn phải bỏ tư duy đó ngay. "Tình cảm và tiền bạc đều quan trọng"

Tiền bạc không quan trọng. Hãy bỏ tư duy cực nghèo này khỏi đầu bạn, có lẽ bạc đã nghe nhầm câu nói này rồi đấy đáng lẽ ra phải là.
Tiền bạc của người khác không quan trọng, tiền bạc của tôi mới quan trọng.

Cách quản lý tiền bạc

Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng bạn giữ lại bao nhiêu tiền.

Giả dụ bạn kiếm được 10 triệu trên tất cả các nguồn thu nhập của mình, phải sử dụng hết 9 triệu hàng cho chi phí, số tiền bạn dư ra mỗi tháng là 1 triệu, tháng thứ 2 bạn lại sử dụng hết 11 triệu vì bạn đã lấy số dư tháng trước để dùng, vậy cuối cùng bạn không có bất cứ gì sau 2 tháng.

Vậy nếu một người khác họ thu nhập 5 triệu và mỗi tháng chỉ dùng hết 3 triệu, sau 2 tháng họ có số dư là 4 triệu.

Bạn cho rằng tôi cũng tiết kiệm nhưng chi phí tôi phải trả hàng tháng lại quá lớn thì thực sự đó chưa phải là tiết kiệm.
Lương hàng tháng khi bạn lấy về việc đầu tiên là bạn trả cho các chi phí xăng, xe, điện nước, ăn uống, con cái học hành...vv chính cách làm này khiến cho bạn không dư đồng. Bạn sẽ phải thay đổi tư duy quản lý tiền bạc như sau

Thay đổi tư duy quản lý tiền bạc

Ngay khi có bất kì nguồn thu nhập đến với bạn, hãy trích ra 10% cho vào tài khoản cá nhân của bạn và quên số tiền đó. Khi nào số tiền đủ được 1 triệu hãy gửi nó vào ngân hàng, 90% còn lại bạn có thể sử dụng.

Nhưng nếu bạn tiết kiệm số tiền đó được 2-3 năm được một số tiền kha khá mà chẳng mai bạn bị bệnh, người thân bị bệnh, tại nạn hoặc bạn cần số tiền khẩn cấp, số tiền rất lớn bạn có lấy số tiền này ra không?

Câu lời là "Không bao giờ được dùng số tiền này vì bất cứ lí do gì?". Bạn có thể vay mượn tiền ở đâu đó để chữa chạy bệnh, vì nếu số tiền tiết kiệm đó bạn không có thì bạn cũng phải vay mượn chỗ khác thôi.

Nếu mà bạn đang nợ 100 triệu trong khi bạn đã tiết kiệm 20 triệu đồng bạn cũng không được phép dùng số tiền này vì đây là tài sản cuộc đời của bạn. Đây là động lực bạn phải kiếm 100 triệu để trả nợ chứ không phải kiếm 80 triệu + 20 triệu bạn đang có trả 100 triệu số nợ này.

TÔI CAM KẾT TÍCH LŨY 10% THU NHẬP CỦA TÔI VÀ KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC SỬ DỤNG NÓ VÌ BẤT CỨ LÝ DO GÌ

Câu chuyện này liên hệ bản thân bạn khá rõ thôi, bạn lụt lại một số đồ đạc cũ vài phát hiện ra một số tiền vài trăm nghìn và không biết mình đã để quên ở đó từ bao giờ. Ngay sau khi tìm lại được bạn dùng số tiền này để chi tiêu và số tiền đó bị tiêu hết. Nhưng nếu giả sử số tiền đó bạn vẫn chưa tìm thì nó vẫn ở đấy số tiền vẫn còn, nhưng khi bạn tìm lại thì nó lại mất do bạn đã tiêu.

Giả dụ mỗi tháng bị mất 10% từ lương hoặc thu nhập của bạn và 20-30 năm bạn tìm lại được thì số tiền này đã là khổng lồ, cả khối tài sản. Nhưng nếu bạn không mất như thế thì có lẽ đến lúc đấy bạn chẳng có gì cả.

Thì công thức ở đây vẫn như thế dành ra 10% khi có bất cứ tài sản nào tới với bạn, khi tích lũy đủ 1 triệu đồng hãy gởi nó vào ngân hàng để số tiền của bạn sinh ra lãi và để tiền bạc không bị mất giá vì sự làm phát.

Sai lầm khi quản lý tiền bạc


Bạn lại nghĩ là nếu tôi dùng hết số tiền để kinh doanh thì lợi nhuận sẽ nhiều hơn

Khoản tiền này không phải để bạn kinh doanh mà bạn hãy dùng khoản tiền tích lũy khác để đầu tư và kinh doanh. Nếu chẳng mai bạn kinh doanh bị lỗ lả thì bạn sẽ mất tất cả nhưng mai nếu bạn kinh doanh thành công mà cần vốn để đâu tư vì bạn thấy rằng lợi nhuận cao hơn tiền lãi ngân hàng bạn cũng không được phép sử dụng, vì trong kinh doanh không biết điều gì sẽ xảy ra.

90% mà tôi nhắc bạn ở bên trên, 90% trong đó có 55% thu nhập dùng để chi tiêu cho sinh hoạt thường ngày tiêu dùng trong ngắn hạn như điện xăng xe, ăn uống, nhà cửa con cái...
10% để tiêu dùng dài hạn, tài sản này để bạn tiết kiệm để mua thứ gì đó giá trị trong tương lai như xe, điện thoại nhà ..vv
10% dành cho tài khoản ăn chơi.
10% thu nhập dành cho học hành, đầu tư cho tri thức
5% thu nhập sẽ để làm từ thiện.

Bài toán quản lý tiền bạc sẽ như sau thu nhập của bạn là 10 triệu/tháng.

Bạn sẽ dành

  1. 10% = 1 triệu đồng để tiết kiệm cho cuộc đời và gửi ngân hàng, số tiền này được xem là số tiền tiết kiệm khi về già của bạn và không bao giờ được sử dụng dù cho bạn nợ nần cũng không được dùng để trả.
  2. 55% = 5tr5 dùng để sinh hoạt, mua sắm, chi trả xăng xe điện nước, con cái. Nếu 55% thu nhập không đủ để bạn sử dụng thì hãy đơn giản hóa của cuộc của bạn lại tiết kiệm cả xăng xe, điện nước, cafe... Hãy cam kết là chỉ sử dụng 55% và bạn không phải dùng tiền để chứng tỏ với ai hết.
  3. 10% = 1 triệu để dành cho việc học tập nâng cao kiến thức. Kiến thức của bạn sẽ đồng nghĩa với thu nhập của bạn, đừng để kinh nghiệm 5 năm làm việc ở cty lương và chức vụ của bạn vẫn ở yên một chỗ
  4. 10% = 1 triệu dành để ăn chơi. Tài khoản này có tác dụng giải phóng tư duy nghèo của bạn, Việc tiết kiệm khiến bạn phải bó buộc sống cuộc sống không dư giả thì tài khoản này sẽ dùng để ăn chơi. Bạn phải dùng hết nó không được để dành cho mục đích khác. Với thu nhập 10 triệu bạn có 1 triệu để ăn chơi, hãy vào quán bar gọi 1 cốc rượu 500.000đ 1 ly khi uống xong tìm 1 người phục vụ bạn thấy nhiệt tình nhất và bo nó 500.000đ còn lại. Hành động này giúp bạn có được cảm xúc của những người giàu có và khiến bạn hành động nhủ với bản thân tôi sẽ trở lại nơi đây không phải mỗi tháng một lần mà là 1 tuần 1 lần nhưng mỗi tháng chỉ đúng 10% thu nhập, nếu bạn muốn ăn chơi nhiều hơn phải tăng thu nhập lên nhiều lần hơn.
  5. 10% = 1 triệu dành cho việc tiêu dùng trong dài hạn. Chẳng hạn như bạn muốn như 1 chiếc iphone 6s 20 triệu đồng thì bạn phải mất 20 tháng dành dùm để mua chứ không phải làm việc dồn hết lương 3 4 tháng nhập lại để các tháng trước tiết kiệm quá mức và tháng này phải điêu đứng vì tất chi phí đã dùng tiền để mua. Đó phải là được mua trong 20 tháng và phải được mua bằng tài khoản dài hạn 10%. Nếu 20 tháng sau bạn nghĩ iphone 6s đã lỗi thời thì hãy đoán thời điểm iphone 7s 2 năm sau sẽ ra mắt và ngay bây giờ bạn tiết kiệm để đến khi ra mắt là vừa. Trong tư duy sử dụng tiền đúng mục đích không bắt buộc không được mua món đồ đắt tiền mà bạn cần phải suy nghĩ có nên bỏ ra số tiền dài hạn để mua nó không, cần thiết ngay bây giờ hay bạn còn dùng số tiền này để mua gì đó dài hạn trong tương lại không.
  6. 5% = 500.000 dùng để làm từ thiện, cho đi. Hãy trở nên giàu có về tình cảm khi bạn chưa giàu, cảm xúc giàu có sẽ giúp bạn có tư duy giàu có và tiền sẽ đến. Theo Jack Ma tỷ phú Trung Quốc cách mà bạn nhanh giàu có là hãy cho tiền bố mẹ mình. Bạn sẽ nhận được niềm hạnh phúc này và là động lực để bạn cho tiền bố mẹ mình nhiều hơn và nhiều lần hơn.


Tất cả sẽ có 6 khoản tiền và hãy cam kết cuộc đời bạn không sử dụng khoảng tiền nào sai mục đích của nó.

Bạn không phải dùng tiền để mua những món đồ đắt giá để chứng tỏ bản thân, vì khi bạn không có những món đồ đắt giá, siêu xe đó bạn nghĩ bạn sẽ là cái giống gì? Hãy sống nghiêm túc với của sống của bạn bằng những khoản tiền được sử dụng đúng nghĩa của nó.

Người giàu không thông minh hơn, họ chỉ có một thói quen quản lý tiền tốt hơn.
Đừng bao giờ nghĩ khi nào có nhiều tiền tôi sẽ học cách quản lý, mà quản lý tiền ngay từ số tiền nhỏ mới giúp bạn có nhiều tiền. Để có được số tiền lớn bạn phải có nhiều số tiền nhỏ khác.

Thủ thuật ở đây nằm ở chỗ nếu bạn sống đến 80 tuổi, trong suốt cuộc đời bạn là 40 năm làm việc từ 20 cho đến 60t và 20 năm nghỉ hưu, trong suốt quãng đời của mình bạn đã có khoảng 10 tỷ thu nhập và việc tiết kiệm 10% khi có bất cứ thu nhập nào đến với bạn thì đến tuổi 60 bạn có 10% là 1 tỷ đồng để hưởng thụ cho 20 năm tuổi già còn lại mà không phụ thuộc vào con cháu, đó mới là một người cực kỳ thông minh về quản lý tiền bạc.

Tuyên bố: " Tôi sử dụng tiền cho cuộc sống của tôi, không phải để chứng tỏ với người khác tôi là ai, nếu có ai đó phán xét tôi về điều này thì KỆ BỐ NÓ

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngăn và dài hạn về phát triên cá nhân, và được mênh danh là “trainer of trainers”

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Để thành công hãy áp dụng 21 nguyên tắc đi đến thành công Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Thông thường khi làm bất cứ công việc bạn cứ làm từ khi bắt đầu và đến kết thúc chúng ta chỉ bắt tay vào làm và thông thường chẳng có nguyên tắc. Thay vào đó nếu bạn đã đọc được bài viết thì hãy cố gắng thực hiện nó cho công việc của bạn, bạn sẽ có một hệ thống để dựa vào đó làm việc.

Cuốn Eat That Frog – 21 Creat Ways to Stop Proctastinating and Get More Done in Less Time của tác giả Brian Tracy (Ăn ngay con ếch đó – 21 nguyên tắc tránh trì hoãn và hoàn thành nhiều việc trong thời gian ngắn nhất). Đúng như tựa đề, cuốn sách cung cấp 21 nguyên tắc giúp chúng ta có động lực xử lý những công việc khó khăn nhất, cũng như có khả năng làm được nhiều hơn trong quỹ thời gian luôn hạn hẹp của mình.

Brian Tracy là Chủ tịch Công ty Brian Tracy International và là một diễn giả tạo động lực nổi tiếng tại Mỹ và thế giới. Ông là tác giả của các cuốn Nhận lương cao hơn và được thăng tiến nhanh hơn, Tối đa hóa thành tựu, Làm thế nào để bắt đầu và thành công trong kinh doanh riêng, và nhiều cuốn sách bán chạy khác.

Nếu việc cần làm của chúng ta vào mỗi buổi sáng là ăn một con ếch sống – điều kinh khủng nhất – thì chúng ta không nên trì hoãn mà hãy thực hiện ngay để được hưởng trọn vẹn một ngày thoải mái với ý nghĩa rằng điều không mong muốn kia đã được thực hiện. Như thế sẽ tốt hơn là chúng ta cứ để nó ảnh hưởng cả một ngày còn lại của chúng ta. Con ếch xấu xí, kinh khủng đó tượng trưng cho những nhiệm vụ quan trọng nhất mà mỗi chúng ta phải ưu tiên thực hiện trong kế hoạch làm việc của mình. Lẩn tránh những công việc trọng yếu, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành công như mong đợi.

21 nguyên tắc sau sẽ giúp chúng ta làm được nhiều việc nhưng với ít thời gian hơn:


Nguyên tắc số 1: Xác định mục tiêu


Chúng ta phải làm rõ với chính bản thân mình về những mục tiêu quan trọng cần đạt được. Khi biết rõ điều mình mong muốn và nắm được phương pháp để đạt mục tiêu, chúng ta sẽ thắng được tâm lý ngần ngại và trì hoãn những công việc cần làm.
Ngay từ bây giờ chúng ta hãy viết ra giấy những mục tiêu cần đạt được bằng cách áp dụng 7 bước đơn giản sau:

Quyết định chính xác những mục tiêu.
Viết ra giấy những mục tiêu và kế hoạch.
Ấn định thời hạn chót để hoàn thành các mục tiêu.
Liệt kê tất cả những việc cần làm để đạt được những mục tiêu đề ra.
Chuyển những việc cần làm thành các kế hoạch hành động cụ thể.
Thật sự hành động, thực hiện những việc trong kế hoạch hành động.
Tự cam kết mỗi ngày hoàn thành một phần nhiệm vụ và tiến gần hơn đến mục tiêu.

Nguyên tắc số 2: Lập kế hoạch làm việc


Rõ ràng, hành động tốt hơn sự trì hoãn, thế nhưng hành động không có kế hoạch sẽ dẫn đến thất bại. Do đó chúng ta phải lập kế hoạch làm việc: tổng quát, hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. Chúng ta phải phân tích một công việc lớn thành nhiều phần chi tiết, sắp xếp thứ tự ưu tiên, và xác định thời hạn cụ thể. Thời điểm tốt nhất để lên kế hoạch làm việc hàng ngày là vào buổi tối. Khi ấy, tiềm thức của chúng ta sẽ phác thảo các phương hướng thực hiện từng phần việc trong bảng danh sách đó. Chúng ta cần ghi nhớ nguyên tắc 10/90, tức là dành 10% thời gian để lên kế hoạch và tổ chức công việc trước khi bắt tay vào thực hiện giúp chúng ta sử dụng 90% thời gian còn lại hiệu quả hơn.

Nguyên tắc số 3: Vận dụng quy tắc Pareto 80/20


Chúng ta hãy vận dụng quy tắc 80/20 – bất cứ việc gì cũng đều được cấu thành từ 20% thiểu số nhưng quan trọng và 80% đa số nhưng ít quan trọng hơn. Bằng cách phân tích để xác định những nhiệm vụ hàng đầu trọng yếu chiếm 10-20% nhưng có thể đóng góp đến 80-90% thành quả. Chúng ta phải tập trung tối đa thời gian, công sức vào những nhiệm vụ trọng yếu này. Dù chúng có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải sẵn sàng đương đầu với chúng – giống như chúng ta sẵn sàng tinh thần để nuốt trọn con ếch vào mỗi buổi sáng vậy.

Nguyên tắc số 4: Tiên đoán hậu quả để xác định việc quan trọng


Suy nghĩ về hậu quả giúp chúng ta dự đoán, xác định được mức độ quan trọng của một hành động hay một nhiệm vụ. Một tầm nhìn chiến lược dài hạn sẽ nâng cao hiệu quả của những quyết định ngắn hạn. Diễn giả Denis Waitley nói rằng “Kẻ thất bại hành động để làm dịu đi sức ép công việc hiện tại. Còn người thành công hành động cho mục tiêu dài hạn”.

Nguyên tắc số 5: Sử dụng phương pháp ABCDE để hoạch định công việc


Phương pháp ABCDE là kỹ thuật lựa chọn mục tiêu theo trình tự ưu tiên: A là những công việc quan trọng phải thực hiện nếu không muốn gánh chịu những hậu quả đáng tiếc. Đây là những con ếch mà bạn phải “ăn” từng ngày. Nếu có nhiều công việc loại A, chúng ta đặt tên chúng là A-1, A-2, A-3 để phân loại tầm quan trọng của chúng.

B là những việc nên làm, tuy nhiên những công việc này chỉ mang lại lợi ích tương đối. Đừng bao giờ bắt tay vào một việc B khi vẫn còn một việc A nào đó.

C là những việc vô thưởng vô phạt, làm hay không làm cũng không mang lại hiệu quả, khác biệt gì lớn.

D là những việc mà chúng ta có thể giao phó. Nhưng phải giao phó cho đúng người.

E là những công việc có thể gạt bỏ. Chúng ta không bao giờ bận tâm, tốn thời gian cho những việc E này.

Nguyên tắc số 6: Tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu


Tất cả mọi nghề nghiệp, công việc đều có những lĩnh vực trọng yếu. Ví dụ, công việc trọng yếu của một viên chức quản lý là lập kế hoạch, sắp xếp tổ chức nguồn nhân lực, phân công nhiệm vụ, giám sát hoạt động, đánh giá kết quả và lập báo cáo.

Công việc của một nhân viên bán hàng gồm có: xác định khách hàng tiềm năng, tiếp cận khách hàng, xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, giới thiệu thuyết phục sản phẩm hay dịch vụ, giải đáp thắc mắc, phục vụ khách hàng…

Tư đánh giá bản thân trong từng lĩnh vực trọng yếu và chú ý đặc biệt đến lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và nỗ lực để khắc phục những điểm yếu đó. Làm tốt các lĩnh vực trọng yếu, chúng ta sẽ tạo ra kết quả vượt trội.

Nguyên tắc số 7: Tập trung tạo hiệu quả


Luật tập trung hiệu quả: “Chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc, nhưng chúng ta luôn đủ thời gian để làm việc quan trọng nhất”.

Trả lời 3 câu hỏi sau: “Hoạt động nào của tôi có giá trị nhất?”, “Công việc nào chỉ tôi và một mình tôi thực hiện và hoàn thành xuất sắc để thực sự tạo ra một sự khác biệt?”, “Công việc nào tốt nhất cho thời gian của tôi?”, chúng ta sẽ xác lập được trình tự ưu tiên cho những công việc có giá trị nhất mà chúng ta cần tập trung vào để hoàn thành.

Nguyên tắc số 8: Chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt đầu


Để vượt qua trạng thái chần chừ, ngần ngại để đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho công việc trước khi bắt đầu. Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta như súng đã lên nòng, hay cung đã gương tên, chỉ cần một lực đẩy nhỏ, chúng ta sẽ lập tức khởi động nhiệm vụ quan trọng của mình.

Hãy dọn dẹp bàn làm việc, không gian phòng làm việc, chuẩn bị đầy đủ mọi “vật liệu” cho công việc của mình, ngồi vào bàn và bắt đầu cho đến khi công việc hoàn tất.

Nguyên tắc số 9: Luôn sẵn sàng bằng cách học hỏi và hoàn thiện kỹ năng


Nguyên nhân khiến chúng ta trì hoãn những công việc trọng yếu chính là cảm giác không tương xứng, thiếu tự tin, hay không đủ năng lực để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

Vì thế chúng ta phải không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và không ngừng rèn luyện kỹ năng. Khi học nhiều, hiểu nhiều, kỹ năng được nâng cao, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn, làm việc say mê hơn và đạt được nhiều thành quả hơn.

Nguyên tắc số 10: Phát triển và tận dụng những tài năng đặc biệt của mình


Hãy xác định đâu là lĩnh vực đặc biệt, tài năng vượt trội của bản thân. Phát triển và sử dụng những kiến thức và kỹ năng đặc biệt này vào công việc, chúng ta sẽ tạo ra những kết quả đặc biệt.

Hãy luôn tự hỏi bản thân mình: “Tôi thật sự giỏi lĩnh vực nào?”, “Điều gì giúp tôi thành công trong quá khứ?”, “Tôi thích làm điều gì nhất?”, “Nếu để tôi chọn, tôi sẽ chọn công việc gì?”. Chúng ta hãy tập trung năng lực đặc biệt của mình vào những việc mà chúng ta có thể làm tốt nhất.

Nguyên tắc số 11: Xác định những trở ngại chính yếu


Sẽ luôn có những khó khăn, trở ngại trên đường đi đến mục tiêu. Hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi: “Điều gì đang kìm hãm sự thành công của mình?”, “Điều gì làm giảm tốc độ phát triển?”, “Điều gì làm chúng ta còn chần chừ, ngại ngần?”, “Tại sao chúng ta vẫn chưa đạt mục tiêu đã đề ra?” để tìm ra những yếu tố trở ngại.

Thông thường, 80% các yếu tố trở ngại là nội tại, và 20% là ngoại tại, khách quan. Tháo gỡ, cải thiện các yếu tố cản trở này sẽ giúp chúng ta về đích, đạt mục tiêu trong thời gian sớm hơn.

Nguyên tắc số 12: Thực hiện công việc theo từng bước


Để thực hiện những công việc lớn, những mục tiêu cao, chúng ta hãy chia những công việc lớn này thành nhiều bước nhỏ, và lên kế hoạch để thực hiện từng bước. Lần lượt hoàn thành từng bước nhỏ này, chúng ta sẽ đạt được công việc lớn, hoàn thành mục tiêu cao.

Nguyên tắc số 13: Tạo áp lực cho chính mình


Phần đông mọi người thiếu khả năng sống và làm việc độc lập. Họ luôn trông chờ sự động viên, hỗ trợ và dẫn dắt từ người khác để hoàn thành mục tiêu của mình.

Chúng ta phải thoát khỏi tình cảnh này. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính mình. Chúng ta phải trở thành những “nhà lãnh đạo bản thân” – tự mình có thể làm việc với hiệu suất cao, có thể tự hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự giám sát, quản lý, đốc thúc của bất kỳ ai.

Hãy tạo áp lực lên chính mình, và chúng ta sẽ thấy hài lòng hơn về bản thân.

Nguyên tắc số 14: Tối đa hóa nguồn năng lượng cá nhân


Năng lượng thể chất, trí tuệ và tinh thần quyết định hiệu suất làm việc của từng cá nhân. Vì thế chúng ta phải không ngừng bảo vệ và nuôi dưỡng các nguồn năng lượng đó.

Một quy luật thông thường của sinh học là năng suất làm việc của chúng ta sẽ giảm nhanh chóng sau 8-9 giờ làm việc. Chúng ta cần phải tạm dừng công việc đúng lúc để nghỉ ngơi, ăn uống, tập thể dục, vui chơi… thì mới có thể tái tạo nguồn năng lượng để tiếp tục làm việc lâu dài, và hoàn thành những mục tiêu của cuộc đời.

Nguyên tắc số 15: Tạo động lực thúc đẩy hành động


Để thực hiện công việc hiệu quả, chúng ta phải làm chủ suy nghĩ của bản thân và trở thành người lãnh đạo, người động viên cho chính bản thân mình. Cách thức chúng ta tự nhủ – nói chuyện với bản thân – quyết định cảm xúc tích cực hay tiêu cực của chúng ta.

Để là người thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân, chúng ta nên là người lạc quan với ba phẩm chất quan trọng: luôn tìm điểm tốt, khía cạnh tích cực trong mọi tình huống; rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu từ khó khăn, thất bại; luôn tìm kiếm giải pháp cho mọi vấn đề.

Nguyên tắc số 16: Hãy trì hoãn một cách sáng tạo, hiệu quả


Trì hoãn đúng sẽ làm tăng hiệu suất cá nhân. Rõ ràng chúng ta không thể tự mình làm tất cả mọi thứ, do đó việc trì hoãn các hoạt động có giá trị thấp là việc chúng ta nên làm. Chúng ta phải biết thiết lập các ưu tiên: cái gì cần làm trước và tập trung nhiều hơn, cái gì sẽ làm sau và làm ít hơn.

Nguyên tắc số 17: Thực hiện những công việc khó khăn nhất trước tiên


Đây là nguyên lý khó khăn nhất, bởi vì chúng ta phải tự “ăn sống” những con ếch kinh khủng. 7 bước sau sẽ giúp ta thực hiện nguyên tắc số 17 này:

Vào cuối ngày, lập danh sách tất cả mọi thứ phải làm vào ngày hôm sau.
Phân chia công việc theo sự phối hợp của phương pháp ABCDE và quy luật 80/20.
Hãy chọn công việc A1 – con ếch lớn nhất, xấu nhất – để tiến hành xử lý.
Xem lại danh sách công việc bằng cách sử dụng phương pháp ABCDE kết hợp với quy luật 80/20.
Chuẩn bị tất cả mọi thứ cần thiết để bắt đầu và hoàn thành nhiệm vụ.
Chuẩn bị khu vực làm việc cho công việc A1.
Tập thói quen thức dậy, sẵn sàng và bắt đầu công việc mà không bị gián đoạn bởi yếu tố nào khác. Hãy làm những việc trên trong 21 ngày liên tục để tạo thành thói quen.
Nguyên tắc số 18: Chia nhỏ công việc

Làm thế nào để ăn hết một con voi? Câu trả lời là chúng ta phải ăn từng miếng một. Công việc cũng vậy. Chúng ta phải biết cách chia nhỏ một công việc lớn ra từng công việc nhỏ.

Về mặt tâm lý, chúng ta dễ dàng thực hiện từng công việc nhỏ hơn là thực hiện toàn bộ công việc lớn. Sau khi làm xong một việc, chúng ta có tâm lý thỏa mãn và muốn thực hiện tiếp công việc khác. Cứ thực hiện từng công việc nhỏ, chúng ta sẽ lần lượt hoàn thành toàn bộ công việc lớn.

Nguyên tắc số 19: Phân bổ thời gian cho những nhiệm vụ lớn


Để công việc tiến triển một cách hiệu quả, chúng ta cần phân bổ những khoảng thời gian đủ lớn. Việc cần làm là chúng ta phải hoạch định kế hoạch trong ngày và dành ra những khoảng thời gian cho nhiệm vụ lớn của mình.

Trong những khoảng thời gian đó, chúng ta phải tập trung toàn bộ trí lực va làm việc không ngừng nghỉ để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đúng tiến độ.

Nguyên tắc số 20: Ý thức khẩn trương


Ý thức khẩn trương là nguồn độc lực và mong muốn nội tại giúp chúng ta muốn bắt tay vào công việc ngay lập tức, và hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn sớm nhất.

Ý thức khẩn trương tạo cho chúng ta khả năng định hướng hành động: lập kế hoạch công việc theo mức độ ưu tiên, tập trung vào hành động, và bị cuốn vào “dòng chảy” của công việc, của hiệu quả và năng suất làm việc.

Nguyên tắc số 21: Chuyên tâm với từng công việc


Chu trình “bắt đầu công việc rồi dừng lại, lại bắt đầu và dừng lần nữa” có thể làm lãng phí thời gian của chúng ta trong việc tạo dựng lại động lực, lấy lại quán tính… cho đến khi đạt được tiến độ cần thiết.

Các nghiên cứu cho thấy việc dừng công việc rồi bắt đầu lại có thể tiêu tốn thời gian lên đến 5 lần so với việc chúng ta hoàn toàn chuyên tâm vào công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi thành công.

Khi hình thành tinh thần kỷ luật bản thân để chuyên tâm làm việc không ngừng nghỉ trên một nhiệm vụ duy nhất, chúng ta có nhiều cơ hội đạt được mức làm việc hiệu quả sớm nhất, và khi đó chúng ta có thể hoàn thành những công việc khó khăn với chất lượng cao và trong thời gian ngắn nhất.

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *